Nhằm phát triển kinh tế khu vực nông thôn, cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp, thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, từ năm 2018, các tỉnh, thành trong cả nước đã triển khai chương trình “Mỗi xã, phường một sản phẩm” (OCOP).
Từ đó xây dựng lên hệ thống kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát huy nội lực trí tuệ sáng tạo, lao động, nguyên liệu, văn hóa… gia tăng giá trị, nâng cao thu nhập của cư dân nông thôn, góp phần xây dựng nông thôn mới.
Trên hành trình thực hiện sứ mệnh nâng tầm giá trị nông sản Việt, việc kết nối đặc sản 63 tỉnh thành, hỗ trợ thu mua – tiêu thụ – xuất khẩu các sản phẩm OCOP nằm trong chiến lược phát triển đường dài của Nutri Mart. Đây được xem là một trong những trách nhiệm mà Vinanutrifood đặt lên hàng đầu trên hành trình phát triển chuỗi siêu thị nông sản Việt.
Giới thiệu về OCOP
OCOP (One Commune, One Product) là chương trình phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát triển nội lực và gia tăng giá trị. Đây được coi là giải pháp, nhiệm vụ trong triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.
Trọng tâm của Chương trình OCOP là phát triển sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ có lợi thế ở mỗi địa phương theo chuỗi giá trị, do các thành phần kinh tế tư nhân (doanh nghiệp, hộ sản xuất) và kinh tế tập thể thực hiện.
Các nhóm sản phẩm của OCOP
Để sản xuất các sản phẩm truyền thống, dịch vụ có lợi thế đạt tiêu chuẩn, có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế. Chính vì thế mà các nhóm sản phẩm được ưu tiên để phát triển của OCOP được chia theo 06 nhóm chính:
- Thực phẩm: Nông sản tươi sống và nông sản chế biến.
- Đồ uống: Đồ uống có cồn, đồ uống không cồn.
- Thảo dược: Các sản phẩm có thành phần từ cây dược liệu.
- Vải và may mặc: Các sản phẩm làm từ bông, sợi.
- Lưu niệm – nội thất – trang trí: Các sản phẩm từ gỗ, sợi, mây tre, kim loại, gốm sứ, dệt may,… làm đồ lưu niệm, đồ gia dụng.
- Dịch vụ du lịch nông thôn, bán hàng: Các sản phẩm dịch vụ phục vụ tham quan, du lịch, nghỉ dưỡng, giải trí, học tập, nghiên cứu,…
Quy cách xếp hạng
Phân hạng sản phẩm OCOP căn cứ vào kết quả đánh giá sản phẩm theo bộ Tiêu chí đánh giá của chương trình mỗi xã một sản phẩm. Tổng điểm đánh giá cho mỗi sản phẩm tối đa là 100 điểm và được phân thành 05 hạng:
- Hạng 05 sao: Tổng điểm trung bình đạt từ 90 đến 100 điểm, là sản phẩm cấp quốc gia, có thể xuất khẩu.
- Hạng 04 sao: Tổng điểm trung bình đạt từ 70 đến 89 điểm, là sản phẩm cấp tỉnh, có thể nâng cấp lên hạng 5 sao.
- Hạng 03 sao: Tổng điểm trung bình đạt từ 50 đến 69 điểm, là sản phẩm cấp tỉnh, đạt tiêu chuẩn, có thể nâng cấp lên hạng 4 sao.
- Hạng 02 sao: Tổng điểm trung bình đạt từ 30 đến 49 điểm, sản phẩm chưa đạt tiêu chuẩn, có thể tiếp tục nâng cấp để nâng lên hạng 3 sao.
- Hạng 01 sao: Tổng điểm trung bình đạt dưới 30 điểm, là sản phẩm khởi điểm tham gia Chương trình OCOP, có thể nâng cấp lên hạng 2 sao.
Các tiêu tiêu chí đánh giá phân hạng sản phẩm OCOP
Bộ Tiêu chí đánh giá phân hạng của sản phẩm gồm ba 3 phần:
- Phần A: Các tiêu chí đánh giá về sản phẩm và sức mạnh cộng đồng gồm: Tổ chức sản xuất; phát triển sản phẩm; sức mạnh cộng đồng.
- Phần B: Các tiêu chí đánh giá về khả năng tiếp thị gồm: Tiếp thị; câu chuyện về sản phẩm.
- Phần C: Các tiêu chí đánh giá về chất lượng sản phẩm gồm: Chỉ tiêu cảm quan, dinh dưỡng, tính độc đáo của sản phẩm, tiêu chuẩn sản phẩm, khả năng xuất khẩu, phân phối tại thị trường quốc tế.
Những lợi ích từ OCOP
- Đối với người sản xuất:
Nếu thực hiện thành công chương trình, người dân sẽ có công ăn việc làm. Khi thu nhập được cải thiện, mức sống của người dân tại vùng nông thôn cũng được nâng cao. Bên cạnh đó, chương trình OCOP còn góp phần thay đổi tập quán canh tác lạc hậu, hướng tới nền kinh tế thị trường.
- Đối với sự phát triển kinh tế – xã hội:
Tạo nên hướng đi mới, hiện đại, hiệu quả hơn trong sản xuất kinh doanh các sản phẩm truyền thống. Không chỉ vậy, những mặt hàng này còn có cơ hội để vươn ra thị trường lớn, xuất hiện tên “kệ sản phẩm” của những thị trường nước ngoài. Điều này sẽ giúp tái cơ cấu nền kinh tế nông thôn.
Mỗi xã, phường một sản phẩm, cơ hội việc làm của người dân vùng nông thôn cũng tăng lên. Từ đó làm giảm lượng người từ nông thôn đổ ra thành thị kiếm việc. Thêm vào đó, chương trình còn góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Đây là yếu tố cần thiết cho sự phát triển kinh tế nông thôn bền vững.
Nutri Mart quy hội đặc sản OCOP: Thu mua – Tiêu thụ – Xuất khẩu – Nâng cao giá trị sản phẩm
Các quy chuẩn đầu vào khi phân phối sản phẩm OCOP tại Nutri Mart
Với những hỗ trợ, ủng hộ tích cực từ phía nhà nước đã có rất nhiều sản phẩm tham gia OCOP và nhận được sự đón nhận của đông đảo người tiêu dùng trong nước. Tuy nhiên, để có mặt tại các siêu thị lớn hay trở thành hàng hóa được xuất khẩu thì còn vướng phải rất nhiều khó khăn. Đặc biệt trong quá trình làm thủ tục, hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm (ATTP) như chứng nhận VietGap, ISO 22000:2018,…
Còn đối với các sản phẩm tại Vinanutrifood và chuỗi siêu thị bán lẻ Nutri Mart đều đã trải qua khâu chọn lọc và kiểm duyệt thêm chất lượng về các tiêu chuẩn đầu ra bao gồm:
- Chứng nhận FDA
Được cấp bởi Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ. Đây chính là giấy kiểm định chất lượng loại hàng thực phẩm, dược phẩm nào đó đạt tiêu chuẩn cho phép nhập khẩu vào thị trường Mỹ. Nếu như không có giấy FDA thì món hàng hóa đó sẽ bị trả lại tại Hải Quan Mỹ, mỗi giấy FDA sẽ được làm riêng cho từng loại hàng hóa.
- Chứng nhận GMP
Là một trong những chứng nhận cần thiết để chứng tỏ năng lực, độ uy tín của doanh nghiệp, đồng thời đảm bảo các sản phẩm (thuốc, thực phẩm bảo vệ sức khỏe, hóa mỹ phẩm) được sản xuất ra đồng nhất về chất lượng, đáp ứng được các yêu cầu đề ra và an toàn với người lao động.
- Chứng nhận ISO 22000:2018/HACCP CODE 2003
ISO 22000:2018 là Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm và HACCP CODE 2003 là phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn. Hai hệ thống này thường áp dụng cho quá trình sản xuất, chế biến sản phẩm. Phù hợp với các đơn vị sản xuất chế biến như: Sản xuất rau của quả sấy (đóng hộp). Sản xuất chè khô, thủy hải sản, mật ong, đồ uống…
- Chứng nhận Global GAP
GlobalGAP đảm bảo rằng thực phẩm đạt được mức độ chấp nhận được về an toàn và chất lượng và quá trình sản xuất được chứng minh là bền vững và có quan tâm đến khía cạnh sức khỏe con người, an toàn và phúc lợi xã hội của người lao động, môi trường, và có xem xét đến các vấn đề của của vật nuôi. Đây được xem là chìa khóa để sản xuất nông nghiệp có thể thâm nhập vào các thị trường có tính như Eu, Mỹ…
Nutri Mart quy hội đặc sản OCOP
Nutri Mart tự hào là chuỗi siêu thị hữu cơ “Thuần Việt” mang trên mình sứ mệnh kết nối các sản phẩm Việt có chất lượng cao đến người tiêu dùng. Chính vì thế theo chương trình OCOP chúng tôi rất mong được hỗ trợ và đồng hành cùng các doanh nghiệp Việt Nam tháo gỡ nút thắt về đầu ra cho sản phẩm.
Thu mua với mức giá hợp lý, tạo cơ hội sản phẩm OCOP được đến gần hơn với người tiêu dùng Việt Nam trên khắp 63 tỉnh thành của cả nước. Đẩy mạnh hơn nữa tiềm lực các sản phẩm Việt trên thị trường trong nước. Và hơn thế nữa chính là mục tiêu xuất khẩu, cạnh tranh với sản phẩm trên thị trường quốc tế.
Chúng tôi hy vọng rằng với cơ hội được quy hội các đặc sản OCOP sẽ hiện thực hóa được định hướng cuối cùng là nâng cao giá trị sản phẩm. Không ngừng nỗ lực để trở thành đại diện của Việt Nam và là niềm tự hào của người Việt dùng hàng Việt.