Sức đề kháng đóng vai trò như một hàng rào, lá chắn chống lại tác nhân xâm nhập vào cơ thể, gây ảnh hưởng tới sự phát triển mỗi ngày của trẻ. Đặc biệt là đối với trẻ nhỏ chưa hoàn thiện hệ miễn dịch. Khi bị tấn công, hàng rào này sẽ mất đi khả năng phòng vệ khiến hệ miễn dịch bị suy yếu, những vi khuẩn có hại dễ dàng xâm nhập vào cơ thể của trẻ.
Hãy cùng Vinanutrifood tìm hiểu chi tiết hơn về tầm quan trọng của sức đề kháng qua bài viết dưới đây!
Sức đề kháng là gì?
Sức đề kháng là khả năng phòng vệ, chống lại các tác nhân xâm nhập vào cơ thể con người gây bệnh. Nguyên nhân gây ra các loại bệnh lý thường là do các tác nhân như vi khuẩn, virus, ký sinh trùng,…
Có 2 loại sức đề kháng chính:
- Sức đề kháng tự nhiên: Có sẵn trong cơ thể và được hình thành từ khi trẻ còn là bào thai trong bụng mẹ. Sức đề kháng của trẻ được duy trì bằng nguồn sữa mẹ. Tuy nhiên hầu hết sức đề kháng mẹ truyền cho bé chỉ tồn tại khoảng 6 tháng đầu đời sau đó biến mất dần. Khi sức đề kháng suy giảm, trẻ mất khả năng tự bảo vệ bản thân dẫn đến mắc các bệnh về tiêu hóa, hô hấp,…
- Sức đề kháng thu được: Thu được sau khi tiêm vacxin phòng bệnh hoặc kích hoạt một số chức năng của sức đề kháng tự nhiên. Chúng phát sinh khi cơ thể có nhu cầu và chỉ xuất hiện khi có tác động nhân tạo từ bên ngoài. Cơ thể hoạt động trao đổi chất nhiều, nguy cơ mắc bệnh cao hơn khi trẻ lớn dần lên. Do vậy trẻ cần bổ sung các thực phẩm giúp tăng sức đề kháng nhằm củng cố hàng rào phòng vệ trước các tác nhân gây bệnh.
Tầm quan trọng của sức đề kháng
Sức đề kháng là vô cùng quan trọng đối với trẻ nhỏ, chúng có vai trò to lớn trong việc đẩy nhanh quá trình phát triển thể chất của bé. Hệ miễn dịch ở trẻ nhỏ chưa hoàn thiện như ở người trưởng thành, sức đề kháng còn kém.
Cứ mỗi đợt chuyển giao thời tiết, trẻ lại mắc phải những bệnh như cảm cúm, sốt virus, ho dai dẳng, sổ mũi, hắt hơi, viêm họng, táo bón… Sau mỗi đợt ốm như vậy trẻ thường chán ăn, ăn uống không được ngon miệng. Điều này dẫn đến sức khỏe kém dần, không có đề kháng và cơ thể bất dung nạp thêm những chất tăng cường miễn dịch.
Một vòng luẩn quẩn: Sức đề kháng yếu – Ốm vặt – Biếng ăn – Sức đề kháng yếu cứ lặp đi lặp lại khiến trẻ quay cuồng. Biểu hiện của trẻ sức đề kháng yếu là chậm tăng cân, còi xương, thấp còi, suy dinh dưỡng, kém thông minh,… Như vậy nếu một đứa trẻ có sức đề kháng tốt, ăn ngon, tiêu hóa tốt sẽ phát triển một cách toàn diện.
Đặc biệt, các mẹ nuôi con phải cẩn trọng ở giai đoạn con từ 6 tháng đến 3 tuổi, còn được gọi là “khoảng trống miễn dịch”. Ở giai đoạn này các kháng thể tự nhiên có sẵn trong cơ thể dần suy yếu và biến mất, hệ thống miễn dịch của trẻ lại chưa hoàn thiện để tự sản sinh ra kháng thể bù đắp lại sự mất mát này.
Mẹ cần làm gì để trẻ có sức đề kháng tốt nhất
Ở giai đoạn này, các mẹ cần chú ý những điều dưới đây để tăng đề kháng cho con:
- Cho con ngủ sớm, ngủ đủ giấc, ngủ sâu và ngủ yên tĩnh.
- Cho con tiếp xúc nhiều hơn với môi trường bên ngoài.
- Cho con tắm nắng, hóng gió và chạy nhảy trong sân vườn.
- Cho con ăn đầy đủ 4 nhóm thực phẩm trong mỗi bữa ăn, tránh để con thừa hoặc thiếu chất.
- Bổ sung vitamin C tự nhiên từ rau củ, trái cây cho con mỗi ngày một cách hợp lý để tăng sức đề kháng.
- Bổ sung bào tử lợi khuẩn giúp tăng sức đề kháng nội sinh, kích thích tiêu hóa, giúp trẻ ăn ngon.
Ngoài ra, để giúp trẻ tăng cường sức đề kháng và phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn chiều cao và trí tuệ, bên cạnh chế độ chăm sóc và dinh dưỡng tốt, mẹ nên tăng cường bổ sung cho trẻ các dưỡng chất giúp phát triển trí não, chiều cao như Canxi, vitamin D3, DHA, MK7, kẽm, magie,…
Trên đây là những thông tin cơ bản mà Vinanutrifood muốn chia sẻ với bạn, hy vọng với những thông tin cung cấp trên đây sẽ mang đến nhiều điều bổ ích dành cho các bậc cha mẹ khi chăm sóc sức khoẻ của con em mình một cách toàn diện nhất.