Nguyên nhân và cách phòng tránh bệnh loãng xương

loãng xương

Ngoài bệnh lý tim mạch thì loãng xương là căn bệnh phổ biến thứ hai thường gặp ở người cao tuổi. Mặc dù loãng xương có thể chủ động phòng ngừa và làm chậm tiến độ phát triển của bệnh nhưng không thể chữa khỏi được nên người bệnh cần đặc biệt lưu ý, không được chủ quan. Dưới đây hãy cùng Vinanutrifood tìm hiểu về nguyên nhân và cách phòng tránh bệnh loãng xương ở người cao tuổi nhé!

Loãng xương là gì?

Loãng xương còn được gọi là xương xốp, là tình trạng sức mạnh của xương suy yếu, không còn rắn chắc như bình thường.

Xương được cấu tạo từ các sợi collagen và khoáng chất. Vì vậy sau khoảng 45 tuổi, một số thành phần của xương dần mất đi và gây tình trạng loãng xương. Xương không còn dày đặc và mạnh mẽ như trước. Lúc này, cấu trúc của xương cũng dễ bị phá vỡ hơn bình thường, nhất là khi bạn gặp chấn thương như bị ngã.

dấu hiệu nhận biết loãng xương

Nguyên nhân gây loãng xương

Loãng xương là khi tỷ trọng khoáng chất của xương ở một cơ thể bị suy giảm đáng kể (trong đó có hormone sinh dục, vitamin D, các chất protein). Nguyên nhân gây ra loãng xương ở người cao tuổi là do:

– Chế độ dinh dưỡng hàng ngày không cung cấp đủ canxi hoặc do cơ thể không thể hấp thu được canxi (ăn kiêng kéo dài, chế độ ăn kém chất lượng).

– Người cao tuổi mắc một số bệnh về tuyến thượng thận, cường giáp trạng, chấn thương, suy thận, bệnh yếu liệt chi, bệnh mãn tính phải nằm dài ngày, lạm dụng thuốc có chứa corticoides trong một thời gian dài.

– Yếu tố làm tăng khả năng gây loãng xương ở người cao tuổi là do tiểu sử bị còi xương khi còn nhỏ, hàng ngày ít vận động, hút thuốc lá, béo phì.

Dấu hiệu nhận biết loãng xương

loãng xương là gì

Trong giai đoạn đầu, loãng xương không có triệu chứng gì đặc hiệu ngoài dấu hiệu ăn uống kém, mệt mỏi, nhức xương không thường xuyên. Càng về sau sự thiếu hụt canxi làm cho xương xuống cấp nghiêm trọng (loãng, xốp xương) và các triệu chứng đau nhức rõ rệt hơn.

  • Đau chân tay, các khớp và đau hông, đặc biệt là các khớp xương chịu lực mạnh như xương sống, khớp cổ chân, khớp gối, khớp háng và các xương dài như xương đùi, xương cánh tay, xương cẳng chân, cẳng tay, đốt sống thắt lưng.
  • Dễ dàng bị gãy xương do bị ngã, vấp,…
  • Đau nhức xương và các khớp thường rõ nhất vào ban đêm.
  • Một số người cao tuổi bị loãng xương còn thấy xuất hiện dấu hiệu là chuột rút.

Phương pháp điều trị bệnh loãng xương ở người cao tuổi

khắc phục tình trạng loãng xương

Để khắc phục và điều trị bệnh loãng xương, bạn cần kết hợp thực hiện nhiều phương pháp như sử dụng thuốc điều trị kết hợp với thực hiện chế độ sinh hoạt khoa học sẽ thúc đẩy hiệu quả chữa bệnh nhanh chóng. Cụ thể:

Xây dựng chế độ ăn uống

Người bệnh cần tăng cường bổ sung các loại thực phẩm chứa nhiều canxi và vitamin D trong thực đơn ăn uống hàng ngày gồm sữa, hải sản, tôm, cua, cá, các loại đậu, mộc nhĩ, bông cải xanh, rau bina, bắp cải,…

Bên cạnh đó trong chế độ ăn cần kiêng muối vì có thể làm tình trạng bị loãng xương và cao huyết áp trở nên nghiêm trọng. Đồng thời người cao tuổi cần nghỉ ngơi hợp lý, tránh làm việc nặng nhọc để không gây tổn thương thêm cho hệ xương khớp.

xây dựng chế độ ăn uống

Dùng thuốc chữa bệnh loãng xương

– Nhóm thuốc giúp tạo xương bao gồm vitamin D, canxi, thuốc chống đồng hóa.

– Nhóm thuốc chống hủy xương rất quan trọng, có tác dụng ức chế hoạt động của tế bào hủy xương và thúc đẩy quá trình tái tạo xương. Nhóm thuốc bao gồm các nhóm nhỏ là hormone và các chất tác động đến hormone như Premarin, prempak C, Livial,… nhóm thuốc Calcitonin và nhóm thuốc bisphosphonate.

Tất cả các loại thuốc sử dụng chữa bệnh loãng xương người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo đúng liều lượng, phù hợp với tình trạng bệnh để đạt hiệu quả cao, an toàn cho người sử dụng. Ngoài ra, không nên tự ý sử dụng thuốc để tránh gây nguy hiểm, gây tác dụng phụ.

Điều chỉnh thói quen sinh hoạt hợp lý

điều chỉnh thói quen sinh hoạt hợp lý

Người cao tuổi nên tăng cường vận động với các bài tập phù hợp với thể trạng sức khỏe. Có thể đi bộ, tập yoga, tập các bài tập dưỡng sinh,… Đây là yếu tố rất cần thiết khi điều trị bệnh loãng xương mà người bệnh cần tuân thủ thực hiện.

Tránh xa thuốc lá, rượu bia

Hóa chất từ thuốc lá, rượu bia có thể nhận được vào máu và có thể ảnh hưởng đến xương, làm mất xương trầm trọng hơn. Nếu hút thuốc, bạn nên cố gắng mọi nỗ lực để ngăn chặn. Bạn nên cố gắng cắt giảm lượng rượu của mình nếu uống nhiều hơn ba đơn vị rượu mỗi ngày.

Hy vọng với những chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn có thể phòng ngừa bệnh loãng xương hiệu quả.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *