Loãng xương là một tình trạng bệnh lý thường gặp phổ biến, chỉ xếp sau các bệnh lý tim mạch. Nếu không được phát hiện và có hướng điều trị sớm bệnh có thể diễn biến nặng như dễ gãy xương, di chuyển hoạt động khó khăn, thậm chí là mất khả năng lao động hay giảm tuổi thọ…
Do đó việc hiểu về nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết bệnh đóng vai trò quan trọng để hạn chế tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng. Dưới đây hãy cùng Vinanutrifood tìm hiểu về chúng nhé!
Loãng xương là gì?
Loãng xương được biết đến là tình trạng rối loạn chuyển hóa xương. Từ đó làm giảm sức mạnh của xương và gia tăng nguy cơ gãy xương.
Thực tế sức mạnh của xương được phản ánh qua hai yếu tố gồm: Khối lượng xương và chất lượng xương. Còn chất lượng xương được đánh giá bởi các yếu tố như: Cấu trúc của xương, độ khoáng hóa, tốc độ chuyển hóa, mức độ tổn thương tích lũy và tính chất của các chất cơ bản của xương.
Nguyên nhân gây bệnh
- Yếu tố di truyền: Nếu gia đình bạn có ai đó đã hoặc đang bị loãng xương thì cũng là dấu hiệu báo hiệu rằng bạn cũng sẽ có nguy cơ bị loãng xương cao.
- Vấn đề giới tính: Theo một số nghiên cứu chứng minh tỷ lệ nữ giới bị loãng xương cao hơn nam giới.
- Vấn đề sắc tộc: Những người da vàng và da trắng có nguy cơ bị loãng xương cao hơn so với người da đen.
- Do thiếu hụt hormone estrogen: Đây là loại hormone có tác dụng bảo vệ xương. Vì vậy nếu người có nồng độ estrogen thấp sẽ có nguy cơ cao bị mắc bệnh loãng xương.
- Người từng bị gãy xương: Nếu bạn đã từng bị gãy xương thì cũng có nguy cơ bị loãng xương cao hơn bởi một trong những lý do khiến xương bị gãy là do mật độ xương thấp.
- Chế độ dinh dưỡng hàng ngày thiếu canxi và các khoáng chất: Theo đó hàm lượng các vitamin D, vitamin B6, B12, vitamin K magie, photpho,… không được cung cấp đủ hoặc cơ thể không thể hấp thu được canxi.
- Mắc một số bệnh lý: Loãng xương có thể là hậu quả từ một bệnh lý nào đó. Tình trạng này được gọi là loại loãng xương thứ phát.
- Sử dụng một số loại thuốc gây loãng xương như: Thuốc chống co giật, chống động kinh, thuốc giảm nồng độ axit trong dịch dạ dày. Hay các loại thuốc dùng để điều trị cho bệnh nhân suy giáp hoặc cắt tuyến giáp. Nếu sử dụng quá nhiều có thể làm xương yếu đi.
- Không thường xuyên tập luyện thể dục: Nếu bạn không có thói quen sinh hoạt luyện tập thể dục đều đặn sẽ làm cho xương yếu và dễ dẫn đến loãng xương. Vì vậy hãy tập luyện thể dục thường xuyên để giúp xương của bạn chắc khỏe và phòng ngừa được bệnh nhé.
- Do yếu tố cân nặng: Những người bị nhẹ cân có nguy cơ bị loãng xương cao hơn. Đặc biệt là đối với những người phụ nữ có thân hình nhỏ bé, xương nhỏ cần phải tuyệt đối cẩn thận do khối lượng xương trong cơ thể thấp.
- Hút thuốc lá thường xuyên làm tăng nguy cơ loãng xương do các hóa chất có trong thuốc lá tác động khiến cơ thể khó sử dụng được canxi; đồng thời các hormone estrogen không thực hiện được hết nhiệm vụ của mình.
Dấu hiệu nhận biết
Về cơ bản tình trạng loãng xương tương đối khó nhận biết vì chúng diễn ra âm thầm và không có các triệu chứng cụ thể mà thay vào đó chỉ là dấu hiệu lờ mờ và dễ bị nhầm lẫn.
Tuy nhiên để phòng ngừa hiệu quả và có phương pháp điều trị xử lý kịp thời bạn cần chú ý quan tâm đặc biệt đến các dấu hiệu sau:
- Thường xuyên bị đau nhức đầu xương: Một trong các triệu chứng phổ biến nhất của loãng xương mà dễ nhận thấy nhất chính là cảm giác cơ thể bị đau nhức các đầu xương. Đồng thời mỏi dọc các xương dài, thậm chí đau nhức hay cảm thấy bị kim chích toàn thân.
- Đau ở vùng xương phải chịu gánh nặng của cơ thể như: Cột sống, xương chậu, thắt lưng, xương hông, đầu gối,… Bên cạnh đó những cơn đau này có tình trạng lặp lại nhiều lần sau chấn thương và thường âm ỉ, kéo dài lâu. Những cơn đau sẽ có dấu hiệu tăng lên khi vận động, đi lại hoặc đứng lâu một chỗ và sẽ thuyên giảm khi nằm nghỉ.
- Đau ở các vùng cột sống, thắt lưng, hai bên liên sườn, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến dây thần kinh liên sườn, dây thần kinh đùi và thần kinh tọa. Chúng sẽ trở nặng khi bạn vận động quá mạnh hoặc bất ngờ thay đổi tư thế. Vì vậy, họ sẽ rất khó thực hiện được những tư thế như cúi gập người hoặc xoay hẳn người.
- Đối với những người ở độ tuổi trung niên, loãng xương sẽ đi kèm với bệnh khác như: Giãn tĩnh mạch, thoái hoá khớp, cao huyết áp,…
Cách khắc phục và điều trị tại nhà
Để giúp bạn phòng ngừa và điều trị bệnh loãng xương hiệu quả, dưới đây hãy cùng Vinanutrifood tìm hiểu về cách khắc phục tại nhà nhé!
- Chế độ ăn uống: Một ngày cơ thể cần từ 1.000-1.500 mg hàm lượng calci, vì vậy bạn cần chú ý bổ sung chúng vào nguồn thức ăn hàng ngày. Đồng thời tránh sử dụng các sản phẩm như: Thuốc lá, cafe, rượu…
- Chế độ sinh hoạt thường nhật: Cần chú ý tăng cường khả năng vận động, tăng độ dẻo dai cơ bắp,…
- Sử dụng đến các dụng cụ, nẹp chỉnh hình cho cột sống, khớp háng nhằm giảm tác động tỳ đè lên cột sống, đầu xương hay xương vùng hông.
- Tập thể dục ngoài trời là một biện pháp tăng cường vitamin D hiệu quả có tác dụng làm cho xương trở nên chắc khỏe. Theo đó bạn có thể đi bộ, tập aerobic, chạy bộ hay tập dưỡng sinh… tùy theo độ tuổi cũng như mức độ loãng xương. Lưu ý nếu đã có những dấu hiệu loãng xương bạn chỉ nên tập luyện nhẹ nhàng phòng tránh gãy xương.
Hy vọng rằng với những chia sẻ trên sẽ giúp bạn hiểu được nguyên nhân cũng như dấu hiệu nhận biết bệnh loãng xương. Chúc bạn luôn có một sức khỏe tốt, dẻo dai!