5 mẹo chữa hôi chân đơn giản hiệu quả tại nhà

5 mẹo chữa hôi chân đơn giản hiệu quả tại nhà

Hôi chân là một tình trạng phổ biến thường gặp ở nhiều đối tượng khác nhau, đặc biệt là người hay đi giày, phải di chuyển nhiều hoặc có tuyến mồ hôi hoạt động mạnh. Mặc dù không gây chứng nguy hiểm, thế nhưng lại khiến bạn bị mất tự tin, tự ti khó nói chuyện giao tiếp với người đối diện. 

Để giúp bạn hiểu hơn về loại bệnh này cũng như các điều trị chúng đơn giản tại nhà, dưới đây hãy cùng Vinanutrifood tìm hiểu nhé!

Bệnh hôi chân là gì?

Bàn chân là nơi tập trung của khoảng hơn 250.000 tuyến mồ hôi nên có nguy cơ cao bị vi rút và vi khuẩn tấn công. Bởi sự hiện diện của hơi ẩm từ mồ hôi tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn gây lại trú ngụ làm cho bàn chân bốc mùi.

Bệnh hôi chân là gì?

Khi mồ hôi bài tiết ở chân sẽ bám lại ở các bề mặt tiếp xúc với chân như tất, dép, miếng lót giày,… Lúc này, các chủng vi khuẩn ăn tế bào chết ở chân có môi trường thuận lợi để sinh sôi và phát triển, gây ra mùi hôi. 

Thậm chí những vi khuẩn này có thể lây lan và phát triển ở ngay phía bên trong giày, dẫn đến mùi hôi.

Nguyên nhân gây bệnh

Hiện nay có nhiều nguyên nhân gây hôi chân khác nhau, trong đó có thể kể đến 5 nguyên nhân chính và phổ biến nhất như:

  • Do tăng tiết tuyến mồ hôi gây mất cân bằng độ pH ở bề mặt da.
  • Chân không được vệ sinh thường xuyên và sạch sẽ.

Nguyên nhân gây bệnh

  • Do các vi nấm gây nên tạo thành các vảy trắng, tiết dịch ở kẽ ngón chân.
  • Bị nhiễm trùng da bàn chân.
  • Có một số vết thương bàn chân từ bệnh mạn tính.

5 mẹo trị hôi chân hiệu quả tại nhà

Chắc hẳn với những người bị hôi chân, việc tìm cho mình được một giải pháp để chữa được toàn diện bệnh lý này luôn là điều được quan tâm hàng đầu. Chính vì vậy, Vinanutrifood xin gửi đến bạn 5 mẹo trị hôi chân đơn hiệu quả tại nhà giúp bạn tự tin hơn.

Điều trị hôi chân với gừng và muối

Gừng và muối đều là hai nguyên liệu có tác dụng kháng khuẩn và sát trùng mạnh. Không chỉ vậy gừng còn sở hữu tinh dầu thơm, giúp khử mùi hôi và giữ cho da luôn khô thoáng, mịn màng. Còn muối lại có khả năng bảo vệ da khỏi nấm và vi khuẩn gây hại.

Điều trị hôi chân với gừng và muối

Cách thực hiện:

  • Giã nát gừng với 1 thìa muối.
  • Tiếp đó làm sạch chân rồi lấy hỗn hợp massage trực tiếp lên da.
  • Để hỗn hợp trên da khoảng 10 phút sau đó rửa lại bằng nước ấm.

Lưu ý, khi thực hiện phương này, bạn nên tập trung chà xát vào các vị trí gót chân và các kẽ chân giúp giảm ngứa, hạn chế nấm da và loại bỏ tế bào chết.

Điều trị hôi chân với lá chè xanh

Nếu sở hữu một làn da chân mỏng, nhạy cảm, thường bị trầy xước, bạn có thể tham khảo khử mùi hôi chân bằng lá chè xanh.

Chè xanh có công dụng kháng khuẩn và làm dịu niêm mạc da. Bên cạnh đó chúng còn giúp làm mềm da, giảm ngứa và phục hồi các vết thương nhanh chóng hiệu quả.

Điều trị hôi chân với lá chè xanh

Cách thực hiện:

  • Đun sôi lá chè xanh với 1.5 lít nước.
  • Đổ nước vào chậu và pha thêm với nước lạnh để hạ nhiệt xuống còn khoảng 50 độ C.
  • Sau đó vệ sinh chân và ngâm trong nước vừa pha đến khi nước nguội hoàn toàn.
  • Trong lúc ngâm có thể chà rửa chân với nước chè xanh để khử mùi hôi hiệu quả

Bạn nên áp dụng mẹo trên vào buổi tối trước khi đi ngủ. Bởi ngoài khả năng khử mùi chúng còn thúc đẩy tuần hoàn máu, thư giãn thần kinh và cải thiện chất lượng giấc ngủ.

Điều trị hôi chân với chanh tươi

Với trường hợp hôi chân nặng do đổ nhiều mồ hôi và chân có mùi khó chịu bạn có thể áp dụng cách khử mùi hôi chân với chanh tươi. Loại quả này có tác dụng sát trùng và kháng khuẩn, nhằm loại bỏ mồ hôi tồn đọng trong lỗ chân lông và hạn chế các vi nấm sinh sôi.

Điều trị hôi chân với chanh tươi

Cách thực hiện:

  • Cắt chanh rồi chà xát trực tiếp nhẹ lên vùng da chân, chú ý tập trung vào phần gót, mắt cá chân và kẽ chân.
  • Đợi khoảng 5 phút rồi sau đó rửa lại bằng nước ấm.

Điều trị hôi chân với phèn chua

Phèn chua với đặc tính sát trùng mạnh vì vậy được tận dụng để trị các bệnh về da như: Nấm, mụn nhọt và tăng tiết mồ hôi giúp ngăn chặn hoạt động của vi khuẩn.

Cách thực hiện:

  • Nghiền nát phèn chua, rồi chia thành 2 phần và dùng vải gói lại.
  • Đặt túi ở dưới lòng bàn chân và mang vớ cố định.
  • Nên thực hiện vào buổi tối và bỏ túi ra vào sáng hôm sau.

Chỉ khoảng 3-4 lần áp dụng, bạn sẽ thấy vùng da chân trở nên khô thoáng, ít mùi hôi hơn và không còn hiện tượng ngứa ngáy bí bách.

Điều trị hôi chân với phèn chua

Điều trị hôi chân với lá trầu không

Điều trị hôi chân với lá trầu không là phương pháp từ y học cổ truyền tận dụng tối đa các đặc tính kháng khuẩn, sát trùng, giảm viêm,… của lá trầu để cải thiện tình trạng tiết mồ hôi nhiều.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch lá trầu không và để ráo.
  • Giã nát chúng rồi trộn với 1 thìa muối.
  • Lấy hỗn hợp chà xát lên da chân để khử mùi hôi.

Nếu sở hữu làn da mỏng và nhạy cảm, bạn có thể đun nước với lá trầu, sau đó ngâm chân để giúp giảm mùi hôi và tránh làm xây xước da.

Hy vọng rằng với những chia sẻ trên đây của Vinanutrifood sẽ giúp bạn hiểu hơn về bệnh hôi chân và những cách điều trị bệnh hôi chân hiệu quả tại nhà. Chúc các bạn thành công!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *