Mụn cơm: Nguyên nhân, tác hại, cách điều trị

Mụn cơm

Mụn cơm là tình trạng phổ biến xuất hiện ở ngoài da. Mụn cơm còn có tên gọi khác là mụn cóc và bệnh hạt cơm. Tuy rằng những nốt mụn này không có ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe nhưng lại gây khó chịu về thẩm mỹ và sinh hoạt hàng ngày.

Để giúp bạn hiểu rõ hơn về mụn cơm, hãy cùng Vinanutrifood tìm hiểu ở bài viết dưới đây nhé!

Mụn cơm là gì?

Đây là một loại bệnh ngoài da do vi khuẩn HPV (Human Papilloma Virus) gây ra, nó là những u nhỏ lành tính trên da. Dấu hiệu là những vết mụn nhỏ sần sùi, màu tương đồng màu da, khá thô ráp, cứng, nhô lên cao bất thường. 

Ngoài ra, có nhiều dạng hạt cơm phẳng không nổi lên, do HPV 3, 10, 28, 49 gây ra, cũng có đặc điểm sần sùi nhưng bề mặt không nhô cao, kích thước từ 1 đến 5mm. Loại mụn này có dạng hình tròn, hơi ngả màu vàng xám, ranh giới khá rõ với những vùng da còn lại.

Vị trí thường gặp

vị trí thường gặp của mụn cơm

Thường thấy loại mụn cơm, mụn cóc trên mu bàn tay, bàn chân, các ngón tay,… Các vùng da dễ gặp sang chấn hay tiếp xúc trực tiếp với các bề mặt đồ đạc ngoài môi trường, các mặt duỗi của cơ khớp liên đốt hay khớp bàn đốt và vùng tì đè của bàn chân. 

Phân loại

Mụn cơm hay mụn cóc có rất nhiều dạng khác nhau, không chỉ mụn nổi và mụn phẳng, các dạng biến thể về hình dạng đặc điểm do nhiều loại virus HPV gây ra. Thực tế có đến hơn 170 chủng khác nhau của HPV nhưng đa phần là các chủng lành tính.

  • Mụn thường: Sần sùi, có hình tròn.
  • Mụn phẳng: Có thể có màu hồng, nâu hoặc hơi ngả vàng, thường khó phát hiện do kích thích vô cùng nhỏ.
  • Mụn dạng sợi mảnh: Có dáng thon dài, cùng màu với da, kích thước tương đối nhỏ.
  • Mụn quanh móng: Xuất hiện xung quanh móng chân, móng tay, có khả năng gây đau vì liên quan đến sự phát triển của móng.
  • Mụn Plantar: Khác với tất cả các loại trên, Plantar nổi ở dưới lòng bàn chân và phát triển dưới da, gây khó chịu trong quá trình di chuyển.

mụn plantar là gì

Tác hại

Hầu hết các loại mụn này không có tác hại quá nguy hiểm nhưng lại dễ lây lan. Chúng có thể lây trực tiếp khi tiếp xúc với da qua những tổn thương nhỏ như trầy xước, cào, gãi, tạo điều kiện cho vi khuẩn HPV xâm nhập. Đặc biệt ở những khu vực công cộng như hồ bơi, nhà tắm công cộng.

Chúng có khả năng tạo thành chùm mụn, gây nhiễm trùng da. Đối với các bạn nữ có thói quen cạo lông chân cần hết sức lưu ý vì sẽ khiến các mụn này lây lan mạnh mẽ hơn. Để mụn cơm lâu dài không chữa trị sẽ càng mọc nhiều.

Cách xử lý để giảm thiểu mụn cơm

Bạn có thể tham khảo một số cách dưới đây để loại bỏ các loại mụn cơm, mụn cơm hay tránh để nó lây lan quá nhiều.

  • Dùng nitrogen lỏng.
  • Bôi thuốc acid salicylic.
  • Sử dụng kem hoặc gel đặc trị cho mụn cơm.
  • Áp dụng liệu pháp Laser CO2.

Những liệu pháp này cần xin ý kiến của chuyên gia để tránh sử dụng quá liều lượng hay xử lý không khoa học gây biến chứng nặng nề hơn. Ngoài những phương pháp trên, bạn cũng có thể áp dụng phương pháp từ tự nhiên, tiết kiệm chi phí nhưng cần kiên trì.

Dùng lá tía tô

Lau sạch chỗ mọc mụn, đắp lá lên mụn, dung dịch từ tía tô sẽ thẩm thấu vào hạt mụn. Lá tía tô rửa sạch, giã nát nhuyễn, dùng vải quấn chặt. Bạn nên đắp lá vào buổi tối trước khi đi ngủ vì đây là thời gian tránh gặp nước và cử động gây tổn thương.

Dùng tỏi

trị mụn cơm bằng tỏi

Bóc tỏi tươi, cắt thành nhiều nhánh, sau đó giã nhỏ. Lưu ý bạn không nên đắp quá 10 phút vì tỏi khá nóng, có thể làm rộp da. Sử dụng cách này đắp 1 đến 2 lần mỗi ngày và trong thời gian đắp, tránh tiếp xúc với nước.

Dùng vỏ chuối

Sử dụng mặt trong của vỏ chuối đắp lên vị trí mọc mụn, hoạt chất bên trong vỏ chuối có tác dụng làm mụn giảm đi dần dần. Đây là phương pháp ít tốn kém, không gây tác dụng phụ vì trong chuối có chứa lutein, kali có khả năng ngăn cản và loại bỏ mụn cơm hiệu quả.

Dùng lô hội

dùng lô hội loại bỏ mụn cơm

Lô hội còn gọi là nha đam, có hàm lượng vitamin tương đối cao, cùng với các chất lignin, enzyme, anthraquinones complex, saponins, acid salicylic,… Và đặc biệt là axit malic có khả năng tẩy tế bào chết, tái tạo làn da mới. 

Cùng các thành phần có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn, hỗ trợ điều trị mụn cơm hiệu quả. Chọn nha đam có màu xanh nhạt, mọng nước, xay nhuyễn phần thịt bên trong nha đam, cho thêm chút muối và đắp hỗn hợp này lên mụn trong 30 phút. Áp dụng khoảng 3 lần 1 tuần, bạn sẽ thấy có phản ứng tích cực, kiên trì trong thời gian dài để đạt hiệu ứng tốt nhất nhé!

Trên đây là những điều cần biết về mụn cơm, nếu bạn còn lo lắng chưa biết xử trí những nốt mụn dai dẳng này bằng cách nào thì tham khảo một số phương pháp Vinanutrifood cung cấp nhé! Hy vọng bạn sớm đạt được hiệu quả điều trị sớm nhất.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *