Thời tiết giao mùa cùng với những ảnh hưởng từ dịch bệnh như hiện tại đối tượng cần nhận được sự quan tâm nhiều nhất chính là trẻ nhỏ. Bên cạnh việc tăng cường sức đề kháng thì cha mẹ cũng cần đảm bảo chế độ dinh dưỡng cần thiết để trẻ có được hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Hãy cùng theo dõi bài viết đây của Vinanutrifood để có được những cách bảo vệ vững vàng hệ tiêu hóa cho trẻ vào thời điểm quan trọng này nhé!
Vai trò của hệ tiêu hóa đối với trẻ nhỏ
Mỗi cơ quan trong cơ thể đều được phân bố trách nhiệm rất riêng nhưng cũng vô cùng quan trọng tạo sự hoàn chỉnh cho toàn bộ cơ thể hoạt động bình thường. Hệ tiêu hóa là nơi xử lý thức ăn được bạn tiêu thụ mỗi ngày và chuyển hóa thành các dưỡng chất mà cơ thể hấp thụ được để duy trì hoạt động và phát triển.
Đồng thời, hệ tiêu hóa sản xuất và chứa nhiều chất dẫn truyền thần kinh hơn cả não. Chúng có thể sản xuất 95% serotonin trong cơ thể. Đây là loại hormone điều chỉnh cảm xúc được mệnh danh là “hormone hạnh phúc” của cơ thể. Vì thế, trẻ nhỏ có hệ tiêu hóa khỏe mạnh không chỉ tăng trưởng nhanh mà còn luôn có được hạnh phúc, vui vẻ hơn.
Riêng đối với trẻ nhỏ do các cơ quan của cơ thể cần có sự hoàn thiện từ từ, chậm rãi. Điều này chính là nguyên nhân khiến trẻ thường hay gặp các bệnh về đường ruột như mệt mỏi, chán ăn, dễ ngán, ngấy, mà còn dẫn đến các triệu chứng buồn nôn, đau bụng, thở nặng nhọc hoặc tiêu chảy, táo bón,… khiến bé tiêu hao sức đề kháng và lâm vào các bệnh lý nặng hơn. Chính vì thế mà cha mẹ càng cần dành sự quan tâm nhiều hơn để tăng cường hệ tiêu hóa cho bé.
5 cách xây dựng hệ tiêu hóa khỏe mạnh cho trẻ nhỏ
Các chuyên gia dinh dưỡng dành rất nhiều lời khuyên về việc cha mẹ cần xây dựng thực đơn dinh dưỡng thích hợp cho bé. Thế nhưng bên cạnh đó thì cũng nên bổ sung thêm sức mạnh cho bé bằng cách sau đây:
Bổ sung thêm nhiều lợi khuẩn
Lợi khuẩn được biết đến là những vi sinh vật tốt cho đường tiêu hóa, góp phần cân bằng hệ vi sinh đường ruột và áp chế sự phát triển của các hại khuẩn, nấm men và vi rút gây bệnh. Để có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh, trẻ nhỏ cần duy trì tỷ lệ 85% lợi khuẩn và 15% hại khuẩn.
Các lợi khuẩn này cư trú ở hàng rào màng nhầy niêm mạc ruột, có khả năng hỗ trợ sự phát triển của các lợi khuẩn khác để duy trì, tái lập sự cân bằng vi sinh trong ruột và phối hợp với hệ miễn dịch chống tác nhân ngoại lai xâm nhập, giúp con lớn lên khỏe mạnh và phát triển tối ưu.
Mẹ có thể bổ sung lợi khuẩn cho bé từ 2-6 tuổi bằng cách cho con ăn các thực phẩm lên men tự nhiên như sữa chua, phô mai hoặc uống sữa công thức có bổ sung chủng lợi khuẩn tự nhiên trong cơ thể.
Tăng cường các thực phẩm giàu chất xơ
Chất xơ dễ dàng di chuyển qua hệ tiêu hóa. Trẻ em từ 2 tuổi trở lên nên được bổ sung lượng chất xơ bằng số tuổi cộng thêm 5 gam mỗi ngày. Các thực phẩm giàu chất xơ bao gồm trái cây, các loại rau, đậu, quả hạch và ngũ cốc nguyên hạt. Mẹ nên tăng lượng chất xơ từ từ để hệ tiêu hóa của bé có thời gian làm quen, thích ứng, tránh tình trạng đau bụng, đầy hơi.
Chia nhỏ khẩu phần ăn hằng ngày
Trẻ ăn quá nhiều một lúc sẽ khiến hệ tiêu hóa bị quá tải rất dễ dẫn đến tình trạng đau bụng, đầy hơi, rối loạn tiêu hóa,… Hơn nữa, bé ăn quá nhiều sẽ khó nhai kỹ khiến dạ dày phải vất vả hơn khi nghiền, tiêu hóa thức ăn.
Vì thế, với bé từ 2-6 tuổi, mẹ nên cho bé ăn ít nhất 3 bữa chính và 2 bữa phụ rải đều trong ngày. Lưu ý mỗi bữa ăn nên cách nhau 2-3 giờ để hệ tiêu hóa có thời gian hoạt động và nghỉ ngơi. Đồng thời, hãy dạy bé nhai kỹ để các enzyme trong nước bọt hòa trộn đều với thức ăn, hỗ trợ giải phóng chất dinh dưỡng, đẩy nhanh quá trình tiêu hóa.
Cho trẻ uống đủ nước
Việc uống đủ nước giúp thức ăn di chuyển trong đường ruột tốt hơn, giảm nguy cơ táo bón. Với bé từ 2-6 tuổi, ngoài 3 cữ sữa mỗi ngày, mẹ nên cho con uống đủ nước để đáp ứng nhu cầu của cơ thể. Nếu con không thích uống nước, mẹ có thể cho thêm vài lát trái cây hay thay thế bằng nước ép để bé dễ uống hơn.
Đảm bảo trẻ có chế độ vận động thể chất đều đặn
Việc vận động thể chất thường xuyên giúp nhu động ruột của trẻ hoạt động hiệu quả, thức ăn được đẩy đi nhanh chóng và dễ dàng hơn, không bị tắc ứ gây táo bón. Ngoài ra, vận động còn giúp tăng cường tuần hoàn máu, hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả.
Để giúp con hình thành thói quen vận động lành mạnh, bố mẹ nên cho bé ra ngoài chơi đùa ít nhất 30 phút/ngày. Các hoạt động thể chất phù hợp cho bé bao gồm đi bộ, chạy nhảy, bơi lội, đạp xe, đá bóng,…Tuy nhiên với tình hình dịch bệnh cha mẹ có thể tạo cho con không gian rộng và sáng tạo trò chơi để kích thích thêm tư duy cho con của mình.
Hãy trở thành bậc cha mẹ thông thái để đồng hành cùng con phát triển mỗi ngày nhé!