Progesterone chủ yếu được sản xuất qua buồng trứng sau khi thời kỳ rụng trứng diễn ra, đây là hormone quan trọng trong việc duy trì kinh nguyệt. Progesterone thấp sẽ gây ra nhiều tác hại không tốt đến sức khỏe, vậy hãy cùng Vinanutrifood tìm hiểu ở bài viết dưới đây nhé!
Progesterone là gì?
Từ khi bắt đầu kỳ dậy thì ở phụ nữ, cứ mỗi tháng buồng trứng sẽ giải phóng một quả trứng. Nếu quá trình thụ tinh không xảy ra, progesterone sẽ bị vỡ và hình thành kinh nguyệt. Còn nếu thụ tinh diễn ra, progesterone sẽ làm dày thêm lớp tử cung, kích thích các tuyến tiết ra chất dinh dưỡng để nuôi trứng, duy trì thai kỳ.
Tác dụng của progesterone với cơ thể
Trước thời kỳ rụng trứng, progesterone thường tăng lên liên tục nếu không xuất hiện hiện tượng thụ tinh. Nếu nồng độ này không tăng mà có xu hướng suy giảm mỗi tháng, bạn nên xem xét lại vì có thể có vấn đề liên quan đến rụng trứng, dẫn tới hậu quả là vô sinh.
- Điều hòa chu kỳ kinh nguyệt.
- Hình thành lớp lót niêm mạc tử cung.
- Duy trì lớp niêm mạc trong suốt thai kỳ.
- Ngăn kinh nguyệt trong quá trình mang thai.
- Hạn chế các cơn co thắt tử cung.
- Kích thích sữa để mẹ cho con bú.
- Chuẩn bị cho chuyển dạ nhờ tăng cường co bóp ở vùng chậu.
Progesterone cũng xuất hiện ở nam giới nhưng chỉ một lượng nhỏ giúp sản xuất tinh trùng.
Biến động thất thường của progesterone có gây ảnh hưởng xấu?
Nồng độ progesterone tăng hoặc giảm nhiều hơn bình thường đều tạo ra bất thường cho cơ thể. Hiện tượng này giảm có thể do nguyên nhân nhiễm độc thai nghén, tiền sản giật, suy giảm chức năng buồng trứng, vô kinh, thai ngoài tử cung, sảy thai. Còn nồng độ này tăng quá mức lại do u nang buồng trứng, mang thai không thành, ung thư tuyến thượng thận hay tăng CAH (Tăng sản lượng thận bẩm sinh).
Chất này rất quan trọng trong thời kỳ sinh nở của phụ nữ, nếu thiếu hụt sẽ dẫn tới nhiều ảnh hưởng xấu như:
- Khó có thai hay duy trì sự phát triển của thai nhi.
- Thai ngoài tử cung, sảy thai, giảm ham muốn tình dục.
- Tăng cân, trầm cảm.
- Hội chứng tiền kinh nguyệt, xơ nang tuyến vú.
- Các vấn đề liên quan đến túi mật, đau đầu, đau nửa đầu.
- Thay đổi tâm trạng thất thường, chảy máu tử cung.
Progesterone với nam giới
Tuy ở nam giới chỉ cần cung cấp một lượng nhỏ nhưng cũng đóng vai trò tương đối lớn trong cơ thể phái mạnh. Nồng độ ở nam giới cũng tương tự như ở nữ giới trong giai đoạn nang trứng đang giải phóng trứng. Nếu hàm lượng này thấp sẽ gây ra loãng xương, viêm khớp, ung thư tuyến tiền liệt, tắc nghẽn cổ bàng quang.
Một số triệu chứng suy giảm ở nam giới:
- Rụng tóc.
- Tăng cân.
- Mệt mỏi, phiền muộn.
- Bệnh Gynecomastia (Bệnh vú to ở nam giới).
- Rối loạn cương dương.
- Bất lực.
- Mất xương, cơ bắp.
Phải làm gì khi có bất thường
Triệu chứng thiếu hụt nồng độ progesterone ở nữ giới thường không nghiêm trọng nhưng nên điều trị sớm để đảm bảo cho sức khỏe ổn định và an toàn cho quá trình mang thai khỏe mạnh. Biện pháp hữu hiệu nhất được đề xuất là sử dụng hormone thay thế, có thể kết hợp cùng estrogen để hạn chế nguy cơ mắc ung thư nội mạc tử cung.
Một số cách tăng progesterone tự nhiên là bổ sung qua thực phẩm như bổ sung thực phẩm giàu vitamin C, B, giàu kẽm và cố gắng điều hòa căng thẳng. Bạn cũng có thể tham khảo việc sử dụng thuốc bôi, thuốc uống để cải thiện suy giảm progesterone nhưng phải có sự chỉ định của bác sĩ để không gặp tình huống xấu.
Liệu pháp hormone có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như nhồi máu cơ tim, đột quỵ, cục máu đông, ung thư vú. Nếu bạn có tiền sử mắc ung thư nội mạc tử cung, bệnh lý về gan, huyết khối, đột quỵ, ung thư vú thì tuyệt đối không nên sử dụng liệu pháp này.
Trên đây là tổng hợp tất cả những thông tin bạn cần thiết về progesterone và vai trò của chúng đối với cơ thể, hy vọng những chia sẻ từ Vinanutrifood có thể giúp bạn biết thêm nhiều kiến thức có ích.
Tham khảo thêm những thông tin hữu ích trong cuộc sống tại: https://vinanutrifood.vn/tin-tuc/